Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân – Sư – phụ” nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là: “Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho đất nước. Chính vì những lẽ đó mùa thu năm 1982, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định làm nức lòng giáo giới và nhân dân cả nước, đó là: Hàng năm cứ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam ngày Hội của các thầy cô giáo các nhà quản lí giáo dục. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đồng thời tôn vinh vị trí, vai trò của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bởi vậy hàng năm cứ đến gần ngày này trên khắp các trường học của cả nước lại dấy lên phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” chào mừng “Ngày nhà giáo việt Nam” Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường TH Nguyễn Viết Xuân, hôm nay Liên Đội TH Nguyễn Viết Xuân long trọng tổ chức buổi ngoại khóa dưới cờ với chủ đề Biết ơn Thầy Cô  kỉ niệm 40  năm ngày nhà giáo Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân – Sư – phụ” nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là: “Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho đất nước. Chính vì những lẽ đó mùa thu năm 1982, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định làm nức lòng giáo giới và nhân dân cả nước, đó là: Hàng năm cứ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam ngày Hội của các thầy cô giáo các nhà quản lí giáo dục. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đồng thời tôn vinh vị trí, vai trò của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bởi vậy hàng năm cứ đến gần ngày này trên khắp các trường học của cả nước lại dấy lên phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” chào mừng “Ngày nhà giáo việt Nam” Hoà chung với khí thế tưng bừng, phấn khởi của ngành giáo dục cả nước kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Thực hiện kế hoạch năm học và được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường TH Nguyễn Viết Xuân, hôm nay Liên Đội TH Nguyễn Viết Xuân long trọng tổ chức buổi ngoại khóa dưới cờ với chủ đề Biết ơn Thầy Cô kỉ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam.

Lượt xem:

...
“Quân với dân như cá với nước” là một hình ảnh đẹp nói về tình nghĩa sâu nặng gắn bó mật thiết, sự gắn bó tự nhiên mà bền bỉ ân tình.  Anh là chiến sĩ của lòng dân Gánh non sông, nặng tình đất nước Giặc tan rồi, mong một lần ngơi nghỉ Nào được đâu! Tổ quốc đang cần! Đêm đông lạnh, ngồi trên vọng gác Mắt đăm đắm, màng sương sâu thẳm Nòng súng hướng xa về phía trước Giữ biên cương, Tổ quốc sinh tồn Ở đây, tình quân dân đã đồng nhất với tình mẫu tử, thật sâu nặng, lớn lao và thiêng liêng biết bao khi những bà mẹ nghèo vẫn dành dụm tất cả cho bộ đội, yêu thương chăm chút bộ đội như con đẻ….. Rồi những ngày bộ đội về làng thật là đầm ấm. Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ…  Đàn em hớn hở chạy theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về Các anh tới đâu cũng là quê hương, đằm thắm nghĩa tình. Bà con dân bản nơi nào cũng yêu thương anh bộ đội Cụ Hồ đang vì nghĩa lớn đi cứu nước. Khi đất nước hòa bình, những trang thơ vẫn được viết tiếp rất đẹp, trong cơn bão lũ thiên tai. Bộ đội không rời dân, vì tính mạng và tài sản của dân, không quản khó khăn và có thể hy sinh mà cứu hộ, cứu nạn. Ở nơi nào có nhân dân, có bộ đội, là có tình quân dân ấm áp mến thương. Yêu dân, biết dựa vào dân và cũng nhờ nhân dân mà quân đội ta có sức mạnh vô song “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Thương đồng bào, anh gồng mình trong bão lũ Vượt gian nan, quên tính mạng mình Cõng cụ già ngược dòng, sơ tán Bồng em thơ đến chốn an toàn Tin bão gần, tàu dân gặp nạn Giong buồm thẳng hướng vượt trùng khơi Anh kéo tàu đưa về bến đậu Trong hiểm nguy đã cứu sống dân mình Tình quân dân, bão lũ khiêm nhường Xóa thiên tai, hoang tàn để lại Xắn tay, anh dựng nhà, dọn lũ Giúp dân tình cải thiện mưu sinh Gương anh hùng thật đáng tôn vinh Xin tạc dạ, ghi lòng muôn thuở ! Cảm ơn bộ đội Trung đoàn 95 đã giúp Trường TH Nguyễn Viết Xuân Thị xã Buôn Hồ đổ bê tông 400 mét vuông sân chơi cho học sinh . Công trình chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Cảm ơn cha mẹ học sinh đã tự nguyện đóng góp kinh phí xã hội hoá giáo dục.

“Quân với dân như cá với nước” là một hình ảnh đẹp nói về tình nghĩa sâu nặng gắn bó mật thiết, sự gắn bó tự nhiên mà bền bỉ ân tình. Anh là chiến sĩ của lòng dân Gánh non sông, nặng tình đất nước Giặc tan rồi, mong một lần ngơi nghỉ Nào được đâu! Tổ quốc đang cần! Đêm đông lạnh, ngồi trên vọng gác Mắt đăm đắm, màng sương sâu thẳm Nòng súng hướng xa về phía trước Giữ biên cương, Tổ quốc sinh tồn Ở đây, tình quân dân đã đồng nhất với tình mẫu tử, thật sâu nặng, lớn lao và thiêng liêng biết bao khi những bà mẹ nghèo vẫn dành dụm tất cả cho bộ đội, yêu thương chăm chút bộ đội như con đẻ….. Rồi những ngày bộ đội về làng thật là đầm ấm. Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ… Đàn em hớn hở chạy theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về Các anh tới đâu cũng là quê hương, đằm thắm nghĩa tình. Bà con dân bản nơi nào cũng yêu thương anh bộ đội Cụ Hồ đang vì nghĩa lớn đi cứu nước. Khi đất nước hòa bình, những trang thơ vẫn được viết tiếp rất đẹp, trong cơn bão lũ thiên tai. Bộ đội không rời dân, vì tính mạng và tài sản của dân, không quản khó khăn và có thể hy sinh mà cứu hộ, cứu nạn. Ở nơi nào có nhân dân, có bộ đội, là có tình quân dân ấm áp mến thương. Yêu dân, biết dựa vào dân và cũng nhờ nhân dân mà quân đội ta có sức mạnh vô song “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Thương đồng bào, anh gồng mình trong bão lũ Vượt gian nan, quên tính mạng mình Cõng cụ già ngược dòng, sơ tán Bồng em thơ đến chốn an toàn Tin bão gần, tàu dân gặp nạn Giong buồm thẳng hướng vượt trùng khơi Anh kéo tàu đưa về bến đậu Trong hiểm nguy đã cứu sống dân mình Tình quân dân, bão lũ khiêm nhường Xóa thiên tai, hoang tàn để lại Xắn tay, anh dựng nhà, dọn lũ Giúp dân tình cải thiện mưu sinh Gương anh hùng thật đáng tôn vinh Xin tạc dạ, ghi lòng muôn thuở ! Cảm ơn bộ đội Trung đoàn 95 đã giúp Trường TH Nguyễn Viết Xuân Thị xã Buôn Hồ đổ bê tông 400 mét vuông sân chơi cho học sinh . Công trình chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11. Cảm ơn cha mẹ học sinh đã tự nguyện đóng góp kinh phí xã hội hoá giáo dục.

Lượt xem:

...